Blog Chia sẻ kiến thức 4 sự thật về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 mà thí sinh cần biết

4 sự thật về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 mà thí sinh cần biết

03:50 24/07/2023

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến về dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 trở đi, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Dưới đây là 4 điểm chính thay đổi trong dự thảo mới.

  1. Thí sinh phải thi tối thiểu 5 môn.
  • Thí sinh học chương trình THPT dự thi 4 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.
  • Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học.

Ôn thi môn Ngữ Văn theo chương trình mới tại đây

Ôn thi môn Toán theo chương trình mới tại đây

Ôn thi môn Ngoại ngữ theo chương trình mới tại đây

  1. Một số địa phương bắt đầu áp dụng hình thức thi trên máy tính.
  • Giai đoạn 2025 – 2030, Bộ GDĐT vẫn giữ ổn định phương thức thi trên giấy.
  • Đối với một số địa phương có đủ điều kiện đáp ứng việc áp dụng hiệu quả CNTT, Bộ GDĐT sẽ phối hợp thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm. Việc thí điểm sẽ diễn ra từng bước, có thể kết hợp giữa thi trên máy tính và thi trên giấy.

Luyện thi trắc nghiệm trên máy tại đây 

  1. Lịch sử là môn thi bắt buộc.
  • Theo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Bộ GDĐT sẽ tổ chức thi theo môn, trong đó các môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử đối với giáo dục phổ thông và ngữ văn, toán, lịch sử đối với giáo dục thường xuyên.
  • Về nội dung thi, dự thảo của Bộ GDĐT quy định, các câu hỏi sẽ vẫn nằm trong chương trình GDPT 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT
  1. Đề thi được biên soạn theo chương trình GDPT mới
  • Năm 2025 sẽ là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chủ yếu là chương trình giáo dục cấp THPT.
  • Đề thi được kỳ vọng sẽ đánh giá, phân loại được đúng năng lực của học sinh, bám sát mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nguồn: Vietnamnet

Chia sẻ