2. Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen
Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen CTST

Nội dung chính: Văn bản khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Chuẩn bị đọc 

Câu 1 (Trang 59 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.

Hướng dẫn trả lời:

- Bài ca dao 1:

Hoa sen nở đẹp trong đầm

Mùi hương tinh khiết âm thầm tỏa bay

Yêu thương vun bón tháng ngày

Nay hoa hé nhụy lòng đầy nao nao

- Bài ca dao 2:

Xin cho sen sắc ngọt ngào

Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi

Tiếng cười luôn thắm trên môi

Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương

- Bài ca dao 3:

Sen ơi giữ lấy tram đường

Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn

Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun

Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh

 

 

Câu 2 (Trang 59 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,...) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Hướng dẫn trả lời:

- Viết đoạn văn:

     Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất đậm chất dân gian Việt Nam, bài ca dao đã làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát tỏa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thì bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng chói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.

 

II. Trải nghiệm cùng VB 

Câu 1 (Trang 60 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Hướng dẫn trả lời:

- Ý kiến: “miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất”

- Lí lẽ: “quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí”

+ Bằng chứng: “Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”

- Lí lẽ: “nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen”

+ Bằng chứng: “Từ “lại” được dùng rất đắt”

- Lí lẽ: “một bông hoa sen vừa mới nở”

+ Bằng chứng: “Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị”

 

Câu 2 (Trang 61 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh hoa sen trong nhiều bài ca dao khác nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam từ ngàn đời nay

 

III. Suy ngẫm và phản hồi 

Câu 1 (Trang 60 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

Hướng dẫn trả lời:

 

Câu 2 (Trang 62 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

Hướng dẫn trả lời:

Ý kiến Lý lẽ Bằng chứng
Vẻ đẹp của sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm. Trạng ngữ "trong đầm" giới hạn không gian nhưng đây lại là một không gian có tính chất đặc biệt bởi sự hôi tanh của bù. Qua đây càng làm nổi bật cẻ đẹp tuyệt đối của sen.
Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất. Trình tự miêu tả tự nhiên, hợp lí từ ngoài vào trong: lá xanh, đến bông trắng rồi đến nhị vàng. Các màu sắc này rất hài hòa với nhau.
Từ "lại" giống như một điểm nhấn nhằm thể hiện sự đa dạng thành phần và màu sắc của sen. Sự đa dạng ấy tạo cho sen một vẻ đẹp đặc biệt.
Từ "chen": thể hiện sự kết hợp hài hòa, bền chặt của bông và nhị hoa
Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài Câu chuyển về vần, về nhịp và về ý để chuẩn bị cho câu kết
Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc Câu thứ tư: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" Mặt câu chữ vẫn đang miêu tả đặc điểm của sen nhưng ý thơ đã chuyển hoàn toàn sang nghĩa bóng, thê rhiejen ý nghĩa nhân sinh mà ca ngợi phẩm giá của con người

- "sen" đã hoá thành người, "bùn" trong tự nhiên cũng chỉ bùn của "đầm lầy" xã hội - nơi có nhiều cám dỗ, thói hư tật xấu, tệ nạn.

- Tác giả đã ca ngợi cách sống thanh cao, trong sạch, biết giữ mình

 

Câu 3 (Trang 62 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Hướng dẫn trả lời:

- Văn bản được viết ra nhằm mục đích nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

- Nội dung chính của văn bản: Nhấn mạnh, khẳng định tầng nghĩa trực tiếp (miêu tả vẻ đẹp hoa sen) và tầng nghĩa biểu tượng (cách sống thanh cao, giữ vững phẩm giá) của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

 

Câu 4 (Trang 62 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Hướng dẫn trả lời:

- Theo em, không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được vì sẽ làm xáo trộn mạch lập luận của văn bản, gây khó tiếp nhận cho người đọc. Các ý kiến lớn được sắp xếp theo hai tầng nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao, ý kiến lớn 1 nói về nghĩa tả thực; ý kiến lớn 2 nói về nghĩa tượng trưng cách sắp xếp đi từ tả thực đến tượng trưng là phù hợp với quá trình đọc, giải nghĩa hình ảnh. Các ý kiến nhỏ được sắp xếp theo trình tự bố cục bài ca dao, đi theo mạch triển khai ý của tác giả dân gian.

- Cách sắp xếp trật tự bố cục ý kiến như vậy giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận, nắm bắt lập luận của văn bản, từ đó làm tăng sức thuyết phục của văn bản về hai ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao.

 

Câu 5 (Trang 62 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Hướng dẫn trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

- Tác giả nêu nhận xét, lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc về vẻ đẹp của sen trong bài ca dao

- Sử dụng câu văn khẳng định

- Nêu lên các ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho ý kiến

 

Câu 6 (Trang 62 SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo, Tập 1)

Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Hướng dẫn trả lời:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Từ bao đời nay, nét trong sáng cao đẹp, phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam luôn được ca ngợi. Qua tục ngữ, ca dao ta thấy hiện lên từng nét đẹp của tâm hồn giúp ta hiểu được chân giá trị của con người. Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ảnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy nước đọng. Bông sen đơn sơ chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã lúp nào cũng ngan ngát. Hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn một vị nào khác dù hoa sen ở trong đầm. Đầm lầy càng u tối, hôi hám thì bông sen càng đẹp đẽ sáng tươi. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của con người Việt Nam hiện lên một cách thật tự nhiên, hợp lí đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
Xem lời giải bài tập khác cùng bài