Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Vật lí / Bài 30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm
Bài 30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm
Hướng dẫn giải Hoạt động (Trang 116 SGK Vật lí 10, Bộ Kết nối tri thức)
<p><em><strong>Đẩy cho hai xe chuyển động va chạm vào nhau trên đệm khí và thảo luận:</strong></em></p>
<p><em><strong>1.Khi hai xe chuyển động trên đệm khí nằm ngang, hệ hai xe chuyển động có phải là hệ kín </strong></em></p>
<p><em><strong>không? Vì sao?</strong></em></p>
<p><em><strong>2. Để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm cần đo các đại lượng nào?</strong></em></p>
<p><em><strong>3. Hãy thử các trường hợp mà em đã dự đoán và suy nghĩ làm thế nào đo được các đại lượng </strong></em></p>
<p><em><strong>để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm.</strong></em></p>
<p><em><strong>4. Thiết kế phương án thí nghiệm để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm </strong></em></p>
<p><em><strong>tương ứng với các trường hợp va chạm có thể xảy ra?</strong></em></p>
<p><span style="text-decoration: underline;"><em><strong>Lời giải:</strong></em></span></p>
<p>1. Hai xe chuyển động trên đệm khí nằm ngang, hệ hai xe chuyển động đó có thể được coi là hệ kín.</p>
<p>Vì ngoại lực tác dụng vào hệ bằng không.</p>
<p>2. Để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm cần đo các đại lượng:</p>
<p>- Khối lượng các xe.</p>
<p>- Tốc độ các xe trước va chạm.</p>
<p>- Tốc độ các xe sau va chạm.</p>
<p>3. Các trường hợp có thể xảy ra khi cho hai xe va chạm trên đệm khí:</p>
<p>- Trường hợp 1: Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau.</p>
<p>- Trường hợp 2: Sau khi va chạm, hai xe chuyển động về hai phía ngược nhau.</p>
<p>Cách đo các đại lượng để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm:</p>
<p>- Bước 1: Xác định khối lượng của hai xe bằng cách cho hai xe lên cân điện tử</p>
<p>- Bước 2: Đo quãng đường giữa hai cổng quang điện</p>
<p>- Bước 3: Sử dụng đồng hồ thời gian các xe đi qua cổng quang điện</p>
<p>- Bước 3: Thực hiện thí nghiệm và ghi lại kết quả</p>
<p>Do vật thực hiện chuyển động trong thời gian ngắn nên coi vật chuyển động thẳng đều</p>
<p>Động lượng của vật là: p = mv = <math xmlns="http://www.w3.org/1998/Math/MathML"><mi>m</mi><mo>.</mo><mfrac><mi>s</mi><mi>t</mi></mfrac></math></p>
<p>4. Thiết kế phương án thí nghiệm:</p>
<p>Bước 1: Điều chỉnh cho băng đệm khí nằm ngang và lắp ống dẫn khí từ bơm nén vào băng đệm khí.</p>
<p>Bước 2: Lắp hai cổng quang điện vào hai giá đỡ đặt cách nhau một khoảng.</p>
<p>Bước 3: Nối dây từ hai cổng quang điện vào đồng hồ đo thời gian hiện số.</p>
<p>Bước 4: Lắp tấm cản quang và các chốt cắm thích hợp lên mỗi xe và đặt hai xe lên băng đệm khí.</p>
<p>Bước 5: Cấp điện cho bơm nén khí và đồng hồ đo thời gian hiện số.</p>