Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 12 / Sinh học / Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Hướng dẫn giải bài 4 (trang 165, SGK Sinh học lớp 12)
<p>Thế nào là mật độ cá thể của quần thể ? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?</p>
<p><strong>Lời giải:</strong></p>
<p>- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ, mật độ cây thông là 1000 cây/ ha diện tích đồi, mật độ sâu ra là 2 con/m<sup>2</sup> ruộng rau… Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay điều kiện của môi trường.</p>
<p>- Mật độ là đặc trưng cơ bản của quần thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác nhau như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ quá cao, các cá thể sẽ cạnh tranh thức ăn, nơi ở… dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ nhau.</p>
<div class="ads_ads ads_2"> </div>