Câu hỏi tr 80 CH 1
Thả hai vật hình hộp có kích thước giống nhau, một vật bằng gỗ và một vật bằng sắt vào trong nước (Hình 15.6). So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật.
Phương pháp giải:
Dùng công thức tính lực đẩy Acsimet FA = d.V để so sánh.
Lời giải chi tiết:
Hai vật có cùng kích thước nên thể tích Va = Vb
Hai vật cùng thả vào trong nước nên da = db
Vậy lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật là như nhau.
Câu hỏi tr 80 CH 2
Vì sao một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm?
Phương pháp giải:
Dựa vào các kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet để giải thích.
Lời giải chi tiết:
Khúc gỗ có thể tích lớn hơn viên bi nên lực đẩy Acsimet tác dụng lên khúc gỗ cũng lớn hơn, khiến cho khúc gỗ nổi lên được còn viên bi sẽ chìm xuống.
Câu hỏi tr 80 TN
Chuẩn bị
Cốc nước, miếng sắt, miếng nhôm, khối gỗ, viên nước đá, vài giọt dầu ăn.
Tiến hành
- Lần lượt thả miếng nhựa, miếng sắt, miếng nhôm, khối gỗ, viên nước đá, vài giọt dầu ăn vào cốc nước.
- Quan sát và rút ra nhận xét vật nào nổi và vật nào chìm.
- Dựa vào bảng 14.1, rút ra mối liên hệ giữa khối lượng riêng của nước và khối lượng riêng của vật nổi, vật chìm.
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả của thí nghiệm để trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Vật nổi: miếng nhựa, khối gỗ, viên nước đá, vài giọt dầu ăn.
- Vật chìm: miếng sắt, miếng nhôm.
- Khối lượng riêng của nước lớn hơn khối lượng riêng của vật nổi và nhỏ hơn khối lượng riêng của vật chìm.
Câu hỏi tr 81 CH 1
Thả một miếng đất nặn vào nước thì bị chìm, hình 15.7a. Vì sao cũng số lượng đất nặn ấy được nặn thành vật như hình 15.7b thì lại nổi lên trên nước?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức vừa được học, kinh nghiệm của bản thân và tìm hiểu các thông tin trên internet.
Lời giải chi tiết:
Thả một cục đất nặn vào nước, cục đất nặn nặng và sẽ chìm xuống bởi khối lượng riêng của nó lớn hơn nước.
Hình dạng một chiếc thuyền như hình 15.7b, bên trong còn chứa cả không khí. Vì thế khối lượng riêng trung bình của thuyền đất sẽ nhỏ hơn nước và nó nổi được trên nước.