Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 9 / Hóa học / Bài 21: Sụ ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Bài 21: Sụ ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Hướng dẫn giải Bài 2 (Trang 67 SGK Hóa học lớp 9)
<p>Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.</p>
<p><span style="text-decoration: underline;">Hướng dẫn</span></p>
<p><strong>- Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại:</strong> Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có axit yếu do khí CO<sub>2</sub>, SO<sub>2</sub> và một số khí khác hòa tan. Trong nước biển thường có một số muối như NaCl, MgCl<sub>2</sub> ... Những chất này đã tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt có màu nâu, xốp, giòn làm đồ vật bằng sắt bị ăn mòn.</p>
<p><strong>- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn:</strong></p>
<p>(1) Ảnh hưởng các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh, chậm hoặc không xảy ra phụ thuộc vào môi trường. Ví dụ: Xe đạp, xe honđa ở vùng biển dễ bị gỉ nhanh hơn so với vùng ở sâu trong đất liền.</p>
<p>(2) Ảnh hưởng của thành phần kim loại: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của kim loại.</p>
<p>Đồ dùng bằng hợp kim Fe lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng Fe.</p>
<p>(3) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.</p>
<p><strong>- Ví dụ: </strong>Thanh sắt trong lò than bị ăn mòn nhanh hơn so với thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát.</p>