Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Bài tập 6 trang 90 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
<div class="WordSection1"> <p class="ThnVnban4" align="left"><strong>BÀI TẬP 6:</strong> Dựa vào kiến thức lịch sử Việt Nam, trình bày sự tác động của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945) đến tình hình cách mạng Việt Nam thời kì này. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>Trả lời:</strong> </p><p style="text-align: justify;">1. Tác động cách mạng Tháng mười Nga 1917 </p><p style="text-align: justify;">Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế. </p><p style="text-align: justify;">– Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội. </p><p style="text-align: justify;">– Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng. </p><p style="text-align: justify;">– Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới </p><p style="text-align: justify;">2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và những tác động của nó đối với xã hội Việt Nam </p><p style="text-align: justify;">Trong giai đoạn 1929–1933, các nước tư bản chủ nghĩa nói chung và đế quốc Pháp nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam: </p><p style="text-align: justify;">+ Thực dân Pháp rút vốn đầu tư ở Đông Dương về các ngân hàng Pháp và dùng ngân sách Đông Dương để hỗ trợ cho tư bản Pháp =&gt; Sản xuất công nghiệp ở Việt Nam bị thiếu vốn dẫn đến đình trệ. </p><p style="text-align: justify;">+ Lúa gạo trên thị trường thế giới bị mất giá làm cho lúa gạo Việt Nam không xuất khẩu được =&gt; Ruộng đất bị bỏ hoang. </p><p style="text-align: justify;">&gt;&gt;&gt; Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; Ruộng đất bỏ hoang, công nghiệp suy sụp, xuất khẩu đình đốn…, làm cho đời sống của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lâm vào cảnh khốn cùng: </p><p style="text-align: justify;">+ Công nhân thất nghiệp ngày càng đông, số người có việc làm thì tiền lương bị giảm từ 30 đến 50%. </p><p style="text-align: justify;">+ Nông dân tiếp tục bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. </p><p style="text-align: justify;">+ Tiểu tư sản lâm vào cảnh điêu đứng: Nhà buôn nhỏ đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh, sinh viên ra trường bị thất nghiệp. </p><p style="text-align: justify;">+ Một bộ phận lớn tư sản dân tộc lâm vào cảnh khó khăn do không thể buôn bán và sản xuất. </p><p style="text-align: justify;">– Thêm vào đó,thực dân Pháp còn tăng sưu thế lên gấp 2, 3 lần và đẩy mạnh chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng Việt Nam… làm cho cuộc sống của người dân lao động khốn khổ đến tột cùng. <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;">Nội dung cơ bản của đại hội VII Quốc tế cộng sản ( 7- 1935) </p><p style="text-align: justify;">3. Đại hội VII của Quốc tế 3 (họp vào tháng 7/1935) tại Matxcơva đã thông qua nhiều quyết định quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của phong trào cách mạng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;">Hoàn cảnh và nội dung của Đại hội ảnh hưởng tới Việt Nam, đó là: </p><p style="text-align: justify;">• Đại hội xác định kẻ thù của cách mạng thế giới là Chủ nghĩa phát xít. </p><p style="text-align: justify;">• Xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình nhân loại. </p><p style="text-align: justify;">• Đại hội kêu gọi các Đảng cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đoàn kết thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất chống phát xít. </p><p style="text-align: justify;">Tác động của nó tới tình hình Việt Nam những năm 1936 – 1939: </p><p style="text-align: justify;">– Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự Đại hội lần thứ VII. Sau khi về nước, tháng 7 – 1936, ông đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương ở Thượng Hải (Trung Quốc). </p><p style="text-align: justify;">Hội nghị phân tích tình hình thế giới và trong nước, đề ra những đường lối chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng phù hợp với sự phát triển mới của cách mạng thế giới cũng như chủ trương của Quốc tế 3. Cụ thể, sự tác động đó thể hiện qua phong trào dân chủ 1936 – 1939: </p><p style="text-align: justify;">+ Xác định nhiệm vụ trực tiếp trước mắt của cách mạng là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình </p><p style="text-align: justify;">+ Xác định phương pháp đấu tranh: kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp </p><p style="text-align: justify;">+ Chủ trương thành lập mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (sau đổi tên là mặt trận dân chủ Đông Dương) </p><p style="text-align: justify;"><b>Kết luận</b>: Những tác động to lớn trên chứng tỏ cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận của Cách mạng Thế giới, chịu ảnh hưởng của cách mạng thế giới và đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của quốc tế 3. </p><p style="text-align: justify;">4. Ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Việt Nam </p><p style="text-align: justify;">– Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. </p><p style="text-align: justify;">– Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê tanh lên cầm quyền. </p><p style="text-align: justify;">– Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tién sát biên giới Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương. </p><p style="text-align: justify;">– Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức. </p><p style="text-align: justify;">– Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với  đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết. </p></div>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài