Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tiếp theo)
Bài tập 1 trang 75 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 10
<p style="text-align: justify;"><strong>Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.</strong> <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>1. Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân ta từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X, có thể nói rằng:</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. phong trào nổ ra rời rạc, lẻ tẻ và cuối cùng đẽu không thu được kết quả. </p><p style="text-align: justify;">B. trong phong trào, có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân đội chính quy và lực lượng nông dân. </p><p style="text-align: justify;">C. phong trào nổ ra liên tục, quyết liệt ở cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Nhiều cuộc khởi nghĩa được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, giành được thắng lợi trong một thời gian ngắn. </p><p style="text-align: justify;">D. các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều thất bại vì không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: C </p><p style="text-align: justify;"><strong>2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì này là</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt. </p><p style="text-align: justify;">B. chính sách đồng hoá của chính quyén đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân. </p><p style="text-align: justify;">C. chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta. </p><p style="text-align: justify;">D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: C </p><p style="text-align: justify;"><strong>3. Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa năm 40 tại</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Mê Linh (Vĩnh Phúc).                    C. Hát Môn (Phúc Thọ – Hà Nội). </p><p style="text-align: justify;">B. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).        D. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: A </p><p style="text-align: justify;"><strong>4. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã diễn ra như sau:</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh ; Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô tại đây. </p><p style="text-align: justify;">B. Từ Mê Linh, quân khởi nghĩa tiến đánh Luy Lâu – trị sở của chính quyến đô hộ: Thái thú Tô Định bị giết tại trận. </p><p style="text-align: justify;">C. Được nhân dân nhiệt tỉnh hưởng ứng, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm cổ Loa, đập tan tận gốc rễ chính quyến đô hộ. </p><p style="text-align: justify;">D. Từ Hát Môn, quân khởi nghĩa chiếm Mê Linh, rồi cổ Loa và Luy Lâu – trị sở của chính quyền đô hộ ; Thái thú Tô Định phải trốn chạy vế nước. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: D </p><p style="text-align: justify;"><strong>5. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. được đông đảo nhân dân tham gia. </p><p style="text-align: justify;">B. có sự liên kết với các tù trưởng thiểu số. </p><p style="text-align: justify;">C. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa. </p><p style="text-align: justify;">D. lực lượng tượng binh đóng vai trò tiên phong. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: A <!-- Quick Adsense WordPress Plugin: http://quickadsense.com/ --> </p> <p style="text-align: justify;"><strong>6. Những nơi nào sau đây đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa nghĩa quân của Hai Bà Trưng với quân xâm lược Hán?</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Lãng Bạc, Mê Linh, cấm Khê, Luy Lâu. </p><p style="text-align: justify;">B. Chu Diên, Mê Linh, Hát Môn, cổ Loa. </p><p style="text-align: justify;">C. Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Chu Nhai. </p><p style="text-align: justify;">D. Lãng Bạc, cổ Loa, Hạ Lôi, Cấm Khê. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: D </p><p style="text-align: justify;"><strong>7. Nước Vạn Xuân ra đời sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?</strong></p> <p style="text-align: justify;">A. Khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248. </p><p style="text-align: justify;">B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (713-722). </p><p style="text-align: justify;">C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905. </p><p style="text-align: justify;">D. Khởi nghĩa của Lý  Bí năm 542. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: D </p><p style="text-align: justify;"><strong>8. Kinh đô của nước Vạn Xuân được dựng ở đâu?</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)                  C. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). </p><p style="text-align: justify;">B. Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh).        D. Hoa Lư (Ninh Bình). </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: C </p><p style="text-align: justify;"><strong>9. Dạ Trạch Vương là vương hiệu mà tướng sĩ suy tôn</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Lý Bí.                        C. Lý Phật Tử. </p><p style="text-align: justify;">B. Triệu Quang Phục.     D. Lý Thiên Bảo. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: B </p><p style="text-align: justify;"><strong>10. Nước Vạn Xuân chấm dứt tồn tại vào thời gian nào?</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Năm 545.         C. Năm 602. </p><p style="text-align: justify;">B. Năm 550.          D. Năm 603. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: D </p><p style="text-align: justify;"><strong>11. Người biết tận dụng thời cơ, nổi dậy giành quyền tự chủ vào năm 905 là</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Dương Đình Nghệ.     C. Khúc Thừa Dụ. </p><p style="text-align: justify;">B. Ngô Quyền.               D. Khúc Thừa Mĩ. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: C </p><p style="text-align: justify;"><strong>12. Họ Khúc đã làm gì để xây dựng và củng cố chính quyển tự chủ vừa giành được?</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố. </p><p style="text-align: justify;">B. Chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại </p><p style="text-align: justify;">C. Thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt. </p><p style="text-align: justify;">D. Liên kết với Champa và các nước láng giềng khác. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: C </p><p style="text-align: justify;"><strong>13. Sự nghiệp giành quyến tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử như thế nào?</strong> </p><p style="text-align: justify;">A. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục. </p><p style="text-align: justify;">B. Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. </p><p style="text-align: justify;">C. Đặt cơ sở nền móng cho sự nghiệp giành độc lập, tự chủ của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn vào năm 938. </p><p style="text-align: justify;">D. Là điều kiện để đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh. </p><p style="text-align: justify;">Trả lời: C </p>
Xem lời giải bài tập khác cùng bài