Trang chủ / Giải bài tập / Lớp 10 / Địa lý / Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
<strong>Trả lời câu hỏi trang 56 SGK Địa lí 10</strong>
<p dir="ltr">Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới. Lấy ví dụ minh họa.</p>
<p><strong>Phương pháp giải:</strong></p>
<p>Đọc thông tin trong mục “Quy luật phi địa đới”.</p>
<p><strong>Lời giải chi tiết:</strong></p>
<p dir="ltr">- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.</p>
<p dir="ltr">- Biểu hiện:</p>
<p dir="ltr">+ Theo kinh độ (quy luật địa ô):</p>
<p dir="ltr">Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.</p>
<p dir="ltr">Sự phân bố lục địa và đại dương => khí hậu và một số thành phần tự nhiên (nhất là thực vật) thay đổi từ đông sang tây.</p>
<p dir="ltr">+ Theo đai cao (quy luật đai cao):</p>
<p dir="ltr">Là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.</p>
<p dir="ltr">Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.</p>
<p dir="ltr">- Ý nghĩa thực tiễn: Quy luật đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.</p>
<p dir="ltr">- Ví dụ minh họa: Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trong lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.</p>