Chi tiết câu hỏi

Lớp 10 • Ngữ Văn
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian18:15, 04/12/2023
Viết một bài văn (khoảng 500 chữ ) phân tích, đánh giá chủ đề và nghệ thuật tác phẩm chiều thu của Nguyễn Bính

Trả lời

Gia sư Phạm Uyên

18:40, 04/12/2023

Chào em, em tham khảo:

Gia sư CoLearn không viết bài sẵn cho các em, mà thay vào đó hướng dẫn em qua dàn ý sau:

I. Mở đoạn: giới thiệu chủ đề: đánh giá chủ đề và nghệ thuật của bài Chiều Thu - Nguyễn Bính
+ "Chiều thu" của Nguyễn Bính được đánh giá là tác phẩm viết về mùa thu hay nhất trong thi ca Việt Nam.
+ Đây là bài thơ tiêu biểu cho câu nói: “Thi trung hữu hoạ” - trong thơ có vẽ.

II. Thân đoạn:
- tóm tắt nội dung bài thơ + phân tích chủ đề:
+Trong bài, con người và phong cảnh mùa thu hoà quyện với nhau làm rung động lòng người.
+Với sự quan sát tinh tế, lối miêu tả đầy hình ảnh, sinh động và cách ví von, nhân hóa tài tình của tác giả, phong cảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đặc sắc, đậm đặc chất thu.
+Đó là “Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ”, “Điểm nhạt da trời những chấm son”; là hương thơm của hoa trái: “Mùi hoa thiên lý thoảng chiều thu”, “Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác”...
+Cảnh sắc tươi đẹp ấy trở nên đời thường, dân dã hơn khi có hình bóng con người.
+Ngọt ngào biết bao với lời ru của bà, của mẹ, của chị: “Con cò bay lả trong câu hát/ Giấc trẻ say dài nhịp võng ru”.
+Cảm động hơn là dáng vẻ người mẹ trẻ: “Đường mòn rộn bước chân về chợ /Vú sữa đầy căng mặt yếm sồi” khi vừa phải vất vả lo toan cuộc sống vừa chăm sóc con.
+Trong bức tranh mùa thu của làng quê ấy, Nguyễn Bính ưu ái dành nhiều câu thơ cho trẻ em.
+Chiều thu trở nên thú vị, sinh động hơn với cảnh các em đi chăn trâu bò bày trò chơi trận giả trên cánh đồng làng: “Hai cánh chia quân chiếm mặt gò/ Bê con đùa mẹ bú chưa no/Cờ lau súng sậy giam chân địch/Trận Điện Biên này lại thắng to”.
+Và vào ngày trăng Rằm, các em lại rộn ràng rước đèn ông sao vui Tết Trung thu.
+“Chiều thu” của Nguyễn Bính miêu tả cảnh mùa thu ở làng quê miền Bắc vào nửa cuối thế kỷ trước.
+Nhiều hình ảnh nay không còn hoặc đã thay đổi nhưng khi đọc ta vẫn thấy rung cảm, thấy yêu cuộc sống và không thôi nhớ về tuổi thơ.

+Biện pháp nghệ thuật được sử dụng 
Biện pháp nhân hóa: "gió đuổi nhau", "Trái na mở mắt, nhìn ngơ ngác", "Đàn kiến trường chinh", "tiếng chim mách lẻo".
Tác dụng: làm cho bức tranh mùa thu thêm sống động, cây cối, con vật dường như cũng hoạt động, cũng có tâm tư tình cảm như con người.
=> Nhìn vào bức tranh đó, ta không thấy cảm giác thu buồn như muôn thuở nữa mà đầy sức sống.

+ Biện pháp so sánh "Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con" miêu tả những lá lúa dài và sắc, mỏng; tạ sự hấp dẫn cho lời văn.
Đảo ngữ "Điểm nhạt da trời những chấm son": tô đậm hình ảnh những trái hồng chín đỏ giữa trời. Bức tranh mùa thu với các con vật, cảnh vật được nhân hóa như mang hoạt động, trạng thái như con người.
Tất cả như đang cựa quậy, đang dạt dào sức sống.
Cảnh vật mùa thu yên bình, mang cảm hứng ca ngợi cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả.

III. Kết đoạn: tóm tắt ý toàn đoạn
+Để khắc họa được vẻ đẹp như vậy, tác giả đã rất tinh tế, tỉ mỉ trong quan sát, say sưa ngắm nghía và thổi hồn mình vào cảnh vật, để khung cảnh thiên nhiên cũng mang hồn người.

Chúc em học tốt

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut