Chi tiết câu hỏi

Lớp 12 • Ngữ Văn
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian09:15, 21/05/2023
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về điều bản thân cần làm khi gây ra lỗi lầm để ngày một hoàn thiện hơn.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả người lái đò:
Khi chiến đấu với con sông Đà dữ tợn, hung bạo: “Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy.” 
Và sau cuộc chiến: “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ... Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo.”
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.189, 190)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lái đò trong hai đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn về vẻ đẹp người lao động của nhà văn Nguyễn Tuân.

Trả lời

Gia sư Trần Thục Hiền

09:27, 21/05/2023

Em tham khảo nhé, chúc em học tốt. GIa sư hỗ trợ em câu 1, nếu thắc mắc câu còn lại, em vui lòng đặt câu hỏi khác nhé
Lỗi lầm là điều hiếm ai tránh khỏi một khi đã được gọi là người, nhưng nếu hỏi ai định nghĩa lỗi lầm như thế nào thì phần đông sẽ hoặc trả lời ấp úng hoặc trích dẫn những định nghĩa mang nặng tính giáo điều. Tuy nhiên, chúng ta cần những cách thiết thực hơn để bản thân có thể hoàn thiện từ những lỗi lầm. Trước hết ta cần học cách tha thứ cho bản thân. Nếu cảm giác tội lỗi ám ảnh bạn không thôi, bạn sẽ mãi luẩn quẩn trong tội lỗi không dứt. Thứ hai, hãy đặt ra quy tắc không lỗi lầm cho những hoạt động cần thiết. Hãy biết tự nhủ rằng những gì bạn sẽ làm là điều cần thiết và bạn không nên mắc lại những sai lầm cũ. Điều quan trọng không kém, đó chính là việc nhận sai. Bạn phải đối diện với sự thật rằng bản thân đã sai, và nhận lỗi với đối phương. Đây là yếu tố then chốt để xây dựng nên nhân cách và con người của bạn. Hãy chân thành nhận lỗi và xin lỗi. Điều này có thể xoa dịu nỗi buồn của người bị hại, cũng như mặc cảm tội lỗi trong bạn. Cuối cùng, hãy tìm tói những điều bạn có thể học từ  những lỗi lầm. Đừng ủ rũ vì nó, hãy học từ nó, và bạn sẽ có những kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Lỗi lầm là không thể tránh khỏi, nhận sai lại là một việc khó khăn với mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cần cố gắng hoàn thiện chính mình, từ những lỗi sai, để có thể trở thành người tốt đẹp hơn.

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut