Chi tiết câu hỏi

Lớp 7 • Ngữ Văn
Hỏi nhanh
Gia sư đã trả lời
thời gian19:48, 11/05/2023
CÁ SẤU LÊN BỜ   a. Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu: - Góp phần rèn luyện thân thể và kỹ năng chạy nhảy... cho người chơi. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết, tinh thần tập thể, giúp đỡ lẫn nhau. b. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi khoảng từ 8 đến 10 người chơi, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. - Địa điểm chơi là sân nhà, sân trường... rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng để làm sông, có kẻ vạch hai bên quy định là bờ. c. Hướng dẫn cách chơi - Chuẩn bị chơi: + "Oẳn tù tì' chọn người chơi làm "cá sấu''. + Các người chơi đứng hai bên bờ. - Bắt đầu chơi: Khi có hiệu lệnh, người chơi làm "cá sấu" đi lại giữa hai vạch tìm bắt người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước (nhảy ra khỏi vạch hoặc thò chân xuống vạch). Để sinh động, người qua sông, đứng trên bờ chọc tức "cá sấu", thò chân xuống dụ dỗ "cá sấu" chạy đến bắt, khi cá sấu đến thì lại rút chân lên, chạy nhảy từ bờ này sang bờ kia, vừa chạy nhảy vừa hát "cá sấu, cá sấu lên bờ..." để thu hút “cá sấu". "Cá sấu" chạy ngược xuôi để cố gắng bắt được các người chơi, người chơi nào xuống sông mà nhảy lên bờ không kịp bị “cá sấu” bắt phải thay thế làm "cá sấu". d. Luật chơi: - Người chơi qua sông thì không được nửa chừng quay lại, dù vòng vèo lên xuống nhưng cứ phải sang bờ bên kia mới được.   - "Cá sấu" không được dùng tay kéo người trên bờ xuống sông nếu người đó không thò chân xuống sông hoặc nhảy xuống sông. ( Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy- 100 Trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng)   a/ Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em biết ? b/ trò chơi được nhắc đến trong văn bản là trò gì? Em hãy nêu hai ưu điểm của trò chơi trên so với trò chơi có sử dụng các thiết bị công nghệ. c/ Mở rộng thành phần được gạch chân trong câu sau: Khi có hiệu lệnh, người chơi làm "cá sấu" đi lại giữa hai vạch tìm bắt người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước. D/ Tìm số từ và nêu ý nghĩa của số từ có trong câu: Số lượng người chơi khoảng từ 8 đến 10 người chơi, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. e/ Em hãy cho biết ít nhất 3 ưu điểm của trò chơi dân gian? g/ Em có thích trò chơi dân gian ở trên không? Vì sao?Theo em cần làm gì để giử gìn và phát huy các trò chơi dân gian?( Diễn đạt bằng đoạn văn từ 5-7 dòng).

Trả lời

Trịnh Thị Thái Linh

20:02, 11/05/2023

Em tham khảo phần hướng dẫn dưới đây! Chúc em luôn học tốt!
a. Văn bản thuộc thể loại thuyết minh. Vì nó cung cấp tri thức thông tin, tính chất của trò chơi
b. Trò chơi được nhắc đến là trò chơi cá sấu lên bờ
- Ưu điểm:
+ Góp phần rèn luyện thân thể
+ Tạo không khí vui chơi sôi nổi, ý thức đoàn kết và tinh thần tập thể giúp đỡ lẫn nhau
c. Đề bài không rõ ràng, em vui lòng đặt câu hỏi khác để được giải đáp sớm nhất nhé!
d. Số từ 8, 10
Ý nghĩa: Cho biết số lượng người chơi trong một lần của trò chơi
e. Ưu điểm của trò chơi dân gian:
+ Phát triển tư duy, sáng tạo, khéo léo, sự nhanh nhẹn, khả năng phán đoán...
+ Rèn luyện thân thể
+ Phát huy tinh thần tập thể, tình bạn, cảm xúc cho trẻ
g. Giữ gìn, phát huy trò chơi dân gian:
Trước hết, các tổ chức, đoàn thể chức năng cần có chủ trương, hoạt động thiết thực hơn nữa để khôi phục lại những hoạt động văn hoá truyền thống này bằng các biện pháp như truyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân hiểu về ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo lưu những trò chơi dân gian.

Thứ hai, cần tiến hành nhanh chóng việc tổng điều tra hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể trên toàn quốc, trong đó có việc điều tra, thống kê các trò chơi dân gian tiêu biểu của từng vùng, miền nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc quản lý và có những chính sách bảo tồn, phát triển và đưa trò chơi dân gian vào trong đời sống hàng ngày của người dân.

Đối với trò chơi dân gian trẻ em thì lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc “kéo” trẻ em trở về với trò chơi dân gian chính là cha mẹ, ông bà, anh chị... Họ là những người gắn bó máu thịt, nhất là trong giai đoạn trẻ sinh ra, lớn lên, tìm hiểu thế giới xung quanh. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để dạy và cùng chơi với các con những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của các em.

Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường, thầy cô giáo, các anh chị đoàn viên thanh niên - những người được coi là các anh chị phụ trách của các em trong nhà trường và trên địa bàn cư trú cũng rất quan trọng trong việc đưa trò chơi dân gian vào cuộc sống hàng ngày. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phong trào “Trường học thân thiện” là những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, các trường học muốn khôi phục lại những trò chơi dân gian và hướng các em tham gia chơi là một điều rất khó, do đó, chúng ta cần tăng cường hơn nữa và có thể chọn lọc một số trò chơi dân gian để đưa vào các giờ thể dục, giải lao trong các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tuỳ theo từng lứa tuổi của các em. Ngoài việc đưa trò chơi dân gian vào các giờ ra chơi, tiết thể dục thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có một hình thức nào đó, ví dụ như đưa trò chơi dân gian vào trong chương trình giáo dục công dân ở bậc tiểu học để góp phần giáo dục học sinh một cách toàn diện hơn.

Mặt khác, chúng ta cũng có thể đưa trò chơi dân gian dành cho người lớn vào những dịp lễ hội của làng xã và các dịp lễ hội lớn để thiêng hoá các anh hùng dân tộc, khơi nguồn hào khí núi sông đất nước và nâng cao lòng tự hào của dân tộc. Đồng thời, việc đưa trò chơi dân gian vào những dịp lễ hội vừa là dịp để giáo dục quốc dân ở các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, lại vừa tạo cơ hội cho ngành du lịch của các vùng miền trong nước phát triển.

Thứ ba, để trò chơi dân gian không bị mai một theo thời gian, công tác tập huấn hướng dẫn các cán bộ văn hóa xã, phường biết cách thức tổ chức chơi những trò chơi dân gian cũng hết sức quan trọng. Bởi khi địa phương có hoạt động văn hóa gì thì thường các cán bộ văn hóa xã, phường phải đứng ra đảm đương, tổ chức những trò chơi dân gian phục vụ người dân đến vui chơi.

Bạn muốn hỏi điều gì?

question icon ĐẶT CÂU HỎI

500.000+

Lượt tải

10.000+

Câu hỏi được giải mỗi ngày

5.000+

Gia sư giải đáp

Ghé thăm ứng dụng của chúng tôi

CoLearn - Nền tảng học tập kết nối

intro-cut